Ưu điểm của digital marketing là gì? Những nhược điểm mà bạn nên biết

29/03/2023 11:32:13

 

Cùng với sự phát triển không ngừng của Internet và các kênh mạng xã hội, lĩnh vực Digital cũng phổ biến rộng rãi hơn và đồng thời sợi dây kết nối doanh nghiệp với tệp khách hàng mà họ hướng tới thông qua các kênh mạng xã hội bằng Internet. Song hành với đó là các nền tảng kỹ thuật số cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong các chiến dịch Marketing dài hạn hoặc ngắn hạn. 

 

Qua đây, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc đạt được những lợi ích mà mình mong muốn. Vậy ưu điểm của digital marketing và nhược điểm của digital marketing như thế nào mà lại có sức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như vậy?

 

 

 

 

I. Ưu điểm của digital marketing là gì?

 

 

ưu điểm của digital marketing là gì - Viets Media

 

Một số ưu điểm nổi bật của digital marketing cụ thể là:

 

+ Chi phí không quá cao

 

Digital Marketing chắc chắn là sự lựa chọn tương đối hoàn hảo đối với những doanh nghiệp đang muốn thực hiện các chiến dịch chạy quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với mức ngân sách không quá cao so với chi phí bỏ ra khi chạy trên các kênh mạng xã hội quảng cáo truyền thống khác, cụ thể như đài truyền hình, billboard, sự kiện,…. một đoạn video ngắn vài chục giây với chi phí khủng có thể lên đến hàng tỷ đến chục tỷ đồng.

 

Mặt khác, thông qua Digital Marketing mà doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể tự do quyết định các cách thức để tiếp cận, chủ động điều chỉnh ngân sách quảng cáo phù hợp cho từng chiến dịch truyền thông và quyết định sẽ chạy trong thời gian bao lâu.

 

Cùng với đó, trong trường hợp doanh nghiệp bạn không muốn quá tiêu tốn ngân sách cho hoạt động chạy quảng cáo thì có thể tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng dựa trên những hướng đi khác nhau. 

 

+ Đo lường hiệu quả 

 

Dưới sự trợ giúp của vô số các công cụ quản lý, theo dõi thì việc nghiên cứu, phân tích và đo lường các chỉ số khác nhau trên các nền tảng mà doanh nghiệp đang tiến hành chạy chiến dịch diễn ra rất dễ dàng, nhanh chóng. Các chỉ số đó bao gồm: lượt xem, lượt chia sẻ, lượt click vào bài viết, lưu lượng người dùng truy cập trang,… và toàn bộ các chi phí tương ứng cho từng công cụ hỗ trợ.

 

Toàn bộ các công cụ hỗ trợ phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn sắc nét hơn về mức độ tìm hiểu, quan tâm của các nhóm khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cũng như thực trạng hiện tại của các chiến dịch Digital Marketing mà doanh nghiệp đang thực hiện để nếu có vấn đề gì sẽ cập nhật kịp thời và có phương án sửa chữa tức thì.

 

+ Khả năng tiếp cận 

 

Song hành với mức độ phát triển phủ khắp toàn cầu của Internet, việc sử dụng Digital Marketing vào chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, ở mọi nơi và các quy trình diễn ra một cách “chớp nhoáng”. Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện một số thao tác cài đặt đơn giản cho hệ thống,  ngay lập tức thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp đã đến với người dùng mà bạn đang nhắm đến và thậm chí còn có thể lan rộng hơn. 

 

Hầu hết, các nền tảng mạng xã hội hiện nay đều đang sở hữu số lượng người dùng khổng lồ, dựa vào nguồn dữ liệu này mà các doanh nghiệp có thể thực hiện kế hoạch và triển khai chiến dịch Digital Marketing của mình. Các dữ liệu ấy là tài sản vô cùng quan trọng và rất cần thiết, bởi nó có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong khâu tiếp cận tệp khách hàng khổng lồ, mang đến nhiều tỷ lệ thành công hơn cho chiến dịch. 

 

+ Mở rộng mối quan hệ với khách hàng 

 

Dựa vào sự phủ sóng mạnh mẽ của Internet, các doanh nghiệp hiện nay đã có thể nhanh chóng tiếp cận, trò chuyện và tạo ra nhiều cuộc tương tác hơn với chính những khách hàng của mình. Trong quá trình trao đổi thì doanh nghiệp có thể hiểu, nắm bắt rõ hơn về các vấn đề như: nhu cầu, mong muốn, ý kiến, thói quen mua hàng…  của mỗi khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Lấy đó làm nền tảng và động lực để tạo ra hoặc cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng được yêu cầu từ mọi người dùng. Đồng thời, có thể xây dựng và phát triển thêm các mối quan hệ với khách hàng mới, cũng như giữ gìn và chăm sóc những khách hàng cũ, thân quen.

 

Một người dùng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ bất kỳ trên các kênh trực tuyến thì việc gửi email để xác nhận đơn hàng, cũng như gửi lời cảm ơn vì đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, đây là lúc mối quan hệ giữa người bán và người mua chính thức bắt đầu.

 

Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng Email gửi thông tin, chương trình khuyến mại… về các sản phẩm/dịch vụ mới mà trong phạm vị nhu cầu khách hàng quan tâm, cũng khiến cho mối quan hệ giữa hai bên trở nên bền vững và gần gũi hơn.

 

+ Nhắm đúng đối tượng mục tiêu 

 

Khi bạn sử dụng Digital Marketing trong kế hoạch kinh doanh thì việc doanh nghiệp nhắm đúng khách hàng mục tiêu là điều khá đơn giản. Bởi, Digital Marketing sẽ dựa trên các cơ sở dữ liệu về khách hàng đã có sẵn trong kho dữ liệu cũng như thông tin về nhu cầu, thói quen, sở thích của người dùng để dễ dàng lựa chọn đối tượng và đưa ra những sản phẩm/dịch vụ phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

 

Toàn bộ các data khách hàng có thể sẽ được cung cấp từ chính doanh nghiệp xây dựng hoặc từ bên thứ ba khác như: Google, Facebook, Tiktok (các nền tảng dễ tiếp cận, có khả năng thu thập thông tin từ người dùng cực kỳ khủng). Google và Facebook là 2 nền tảng đều có vô vàn sự lựa chọn về nhân khẩu học, hành vi mua sắm, thói quen mua hàng và cả sở thích của tất cả người dùng mạng xã hội này. Chính vì vậy, khi bạn quyết định chạy quảng cáo trên các nền tảng như này thì doanh nghiệp nên xác định chính xác tệp khách hàng mục tiêu mình hướng đến dựa vào các tiêu chí khách quan như: độ tuổi, giới tính, hành vi, sở thích, thói quen hết sức đơn giản. 

 

+ Sự thuận tiện

 

Khi bạn chọn sử dụng Digital Marketing thì các doanh nghiệp có thể làm việc  toàn thời gian mà không cần phải lo lắng về giờ giấc hay nguồn nhân sự. Digital Marketing cũng tạo ra cho khách hàng sự tiện ích khi có thể đặt hàng thông qua mạng Internet trên các kênh bán hàng thương mại điện tử ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời gian. .

 

II. Sự nhầm lẫn giữa Digital Marketing và Online Marketing

 

Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) và Online Marketing (Tiếp thị trực tuyến) là các thuật ngữ mà mọi người nhầm lẫn với nhau. Vì vậy, việc phân biệt được sự khác nhau giữa Online Marketing và Digital Marketing sẽ giúp các Marketer khá nhiều trong khi làm việc:

 

+ Giúp Marketer có thể lựa chọn được kênh thích hợp, chính xác và hỗ trợ hình thành nên các chiến lược tiếp thị một cách tổng thể

 

+ Nếu phân biệt được giữa Online Marketing và Digital Marketing giúp bạn dễ dàng hơn khi phân tích các chiến lược marketing hiện tại của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá loại hình tiếp thị nào, kênh nào đang thực hiện hiệu quả, kênh nào phù hợp với chiến dịch quảng bá sản phẩm/dịch vụ và có đem lại được hiệu quả bền vững lâu dài cho doanh nghiệp hay không? 

 

+ Digital Marketing (Tiếp thị Kỹ thuật số): Một thuật ngữ rộng có tính bao quát

 

Khi nhắc đến Digital marketing hay tiếp thị Kỹ thuật số là bạn đang nói đến việc sử dụng các kênh kỹ thuật số, trong đó gồm: các thiết bị và nền tảng (không cần quan tâm chúng có trực tuyến hay không) nhằm xây dựng, quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp của doanh nghiệp để tiếp thị đến với mọi người dùng.

 

Nói theo cách khác, Digital Marketing không giới hạn việc chỉ sử dụng qua internet, mà Digital Marketing còn được xem như một thuật ngữ với tính bao quát hơn, bởi trong đó đã bao gồm các mảng rất rộng mảng kiến thức về kỹ thuật tiếp thị.

 

+ Online Marketing (Tiếp thị Trực tuyến): Là loại hình giúp bạn có thể nhận biết ngay những hành động khi tương tác

 

Online Marketing hay Tiếp thị Trực tuyến, còn được gọi với cái tên đơn giản là tiếp thị internet. Đây là một tập hợp con của lĩnh vực Digital Marketing. Những đặc điểm chính của Online Marketing để có thể thực hiện và sử dụng được thì đòi hỏi bạn phải kết nối với internet.

 

III. Những nhược điểm của Digital Marketing mà bạn nên biết

 

 

ưu điểm của digital marketing là gì - Viets Media

 

 

Bên cạnh các ưu điểm digital marketing nổi bật thì digital marketing còn tồn tại một số ưu điểm như:

 

+ Xu hướng và kỹ thuật luôn thay đổi

 

Các nền tảng sử dụng để truyền thông chính của Digital Marketing hiện nay luôn được cập nhật liên tục và có nhiều phiên bản mới tốt hơn phiên bản cũ để đáp ứng nhu cầu và mang đến vô vàn trải nghiệm cùng sự tiện ích cho người dùng.Chính vì vậy, khi bạn theo đuổi ngành Digital Marketing đòi hỏi bạn phải luôn suy nghĩ, luôn trong tâm thế học hỏi các kỹ thuật mới và liên tục cập nhật những xu hướng mới nhất, kịp “bắt trend” của thế giới. Bạn chỉ cần lơ đãng một chút, đã có thể trở thành một người lỗi thời.

 

+ Phụ thuộc vào công nghệ và các nền tảng trực tuyến 

 

Khi bạn bắt tay vào thực hiện một chiến dịch Digital Marketing đồng nghĩa với việc bạn đang làm việc 100% dựa trên công nghệ và qua Internet. Do đó, đôi khi các liên kết trong quá trình làm sẽ xảy ra một vài lỗi, không thể hoạt động, lượt traffic tự nhiên truy cập vào trang quá lớn có thể khiến trang thiết bị sập hoặc các thao tác khác trên trang bị chậm và không thực hiện đúng, hoàn tất nhiệm vụ. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến những trải nghiệm của người dùng.

 

Tất cả những sự cố xảy ra sẽ khiến người dùng có trải nghiệm không tốt, gây khó chịu, cảm thấy không hài lòng và muốn chuyển sang sử dụng một dịch vụ khác của bên đối thủ. Chính vì vậy, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và tiến hành bảo trì trang Web đúng tiến độ để có thể đối phó được với những sự cố này.

 

Đặc biệt, tuỳ vào từng chiến dịch bạn sẽ phải phụ thuộc vào các dịch vụ của bên thứ 3 (các nền tảng mạng xã hội hiện có). Do đó, nếu chiến lược truyền thông của bạn dựa vào trang Web và các nền tảng mạng xã hội khác tựa như Facebook, Instagram xảy ra bất cứ trục trặc gì cũng có thể làm ngừng hoạt động trên các trang thì toàn bộ quá trình hoạt động truyền thông của bạn cũng bị ảnh hưởng và phải dừng lại.

 

+ Xuất hiện những phản hồi tiêu cực

 

Bên cạnh những lợi ích như tiếp cận được đúng với mục tiêu và tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng khác nhau khi tiến hành thực hiện một các kế hoạch Digital Marketing. Như vậy, bạn sẽ không chỉ nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng mà có thể nhận về hàng loạt những phản ứng tiêu cực.

 

Bởi, dựa trên tình hình các nền tảng kỹ thuật số hiện nay, chúng đều cho phép mọi người dùng để lại phản hồi của mình về sản phẩm/dịch vụ (dù đó là comment tốt hay comment xấu) của bạn. Với bất kỳ một đánh giá tiêu cực nào cũng đều có khả năng khiến cho bạn bị mất điểm trong mắt của một số bộ phận khách hàng khó tính. 

 

Tuy nhiên, những phản hồi này có thể sẽ đến từ phía đối thủ cạnh tranh hoặc cũng có thể đến từ chính những khách hàng có cảm nhận không tốt và cho rằng doanh nghiệp của bạn đã có hành động khiến họ mất đi sự tin tưởng.

 

+ Các vấn đề quyền riêng tư và bảo mật 

 

Hiện nay, đa số người dùng khi sử dụng các nền tảng trực tuyến khác nhau luôn có cảm giác sợ bị rò rỉ thông tin cá nhân. Vì thế, tính bảo mật của các nền tảng là một trong các yêu cầu vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một thương hiệu nào. Việc bạn sử dụng những nền tảng trực tuyến này cần phải có một hệ thống để bảo vệ và gia tăng bảo mật Website cực kì tốt.

 

Chính vì vậy, các Digital Marketer cần phải bảo đảm toàn bộ các kết nối mạng chắc chắn sẽ  được bảo vệ bằng các hình thức khác nhau, như: xây dựng hệ thống tường lửa hay các công cụ mã hóa có chức năng chống lại mọi vấn đề đánh cắp thông tin mật của doanh nghiệp và dữ liệu thông tin người dùng.

 

Bên cạnh đó, những thủ tục pháp lý để bảo vệ và sử dụng các thông tin khách hàng trong các chiến lược kỹ thuật số bắt buộc phải được hoàn thành trước đó hoặc cùng lúc để tránh khiếu nại về việc vi phạm dữ liệu riêng.

 

 

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc về ưu điểm digital marketing và nhược điểm của digital marketing mà bạn nên biết để linh hoạt trong khi làm việc. Viets Media hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích với bạn. Nếu có câu hỏi nào cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp cho Viets Media qua hotline 0936.393.069 hoặc qua Email: marketing@vietsmedia.com.vn

 

 

Tham khảo kênh Youtube và Fanpage

 

TIN TỨC VÀ KIẾN THỨC MỚI NHẤT

VIETS MEDIA - đơn vị tổ chức Gala Dinner “TĂNG TỐC - ĐỘT PHÁ - VƯƠN MÌNH” CỦA MOBIFONE KHU VỰC 4

Ngày 21/3 vừa qua, VIETS MEDIA hân hạnh đồng hành cùng Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 4 tổ chức chương trình Gala Dinner tại Mộc Châu, mang đến một đêm bùng nổ cảm xúc, tràn đầy năng lượng và gắn kết.

Viets Media chung tay xây dựng nhà tình thương tại Hà Giang

Ngày 9/3/2025, Liên chi hội Cửa Hà Nội - Hà Giang đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Nhà lưu trú tại thôn Lắp II, xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. VIETS MEDIA hân hạnh là khách mời tham gia sự kiện với tư cách là một trong những nhà tài trợ của dự án. 

VIETS MEDIA đồng hành cùng Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 4 trong buổi lễ chúc mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

VIETS MEDIA rất vinh dự được đồng hành cùng Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 4 trong buổi lễ chúc mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3/2025.

VIETS MEDIA TỔ CHỨC LỄ ĐỐT LỬA LÒ NUNG CHO CÔNG TY VNHOME 

Ngày 27/2/2025, Công ty cổ phần tập đoàn VNHOME đã long trọng tổ chức lễ đốt lửa lò nung, đánh dấu sự kiện quan trọng khi nhà máy của VNHOME chính thức đi vào vận hành.

INTO THE NEW WORLD - Nhạc hội chào tân sinh viên Đại học Hùng Vương

Một mùa khai giảng nữa lại đến, đánh dấu một chương mới trong hành trình học tập của các tân sinh viên. Để chào đón các bạn trẻ đến với ngôi nhà chung Đại học Hùng Vương, một nhạc sôi động mang tên "Into the New World" đã được tổ chức.

Đăng ký tư vấn

Bài viết liên quan

Thiết kế ấn phẩm truyền thông

Thiết kế ấn phẩm truyền thông

Thiết kế hồ sơ năng lực

Thiết kế hồ sơ năng lực

Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện thương hiệu