Trong tâm thức của người Việt Nam, tâm linh chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mọi suy nghĩ và hành động trước khi bắt đầu một việc lớn nào đó, như: xây dựng nhà, công trình kiến trúc, động thổ… Vì vậy mà từ xa xưa ông cha ta đã luôn quan niệm, trước khi được xây dựng cần phải cầu cúng thờ bái. Cầu cho mọi việc đều êm ấm tốt lành, làm ăn phát đạt, ăn nên làm ra. Chính vì thế mà mọi người cần phải tuân theo những nghi thức về mặt tâm linh - phong thủy. Quan trọng nhất có thể kể đến đó là tổ chức lễ Khởi công - Động thổ.
Hiện nay để phù hợp với xu thế hiện đại mà nhiều doanh nghiệp muốn tổ chức lễ động thổ - khởi công một cách tiết kiệm thời gian và công sức nhất nhưng vẫn đầy đủ những nghi lễ cần thiết để thể hiện lòng thành. Do đó mà xu hướng tổ chức Lễ khởi công – động thổ cùng chung một thời điểm, gây ra những nhầm lẫn hoặc hiểu nhầm cho khách hàng về hai lễ này là một. Hãy cùng Viets Media tìm hiểu về hai buổi lễ thật chi tiết trong bài viết dưới đây để có thêm thông tin cần thiết cho việc tạo lập kế hoạch tổ chức phù hợp nhất nhé!
+ Lễ Khởi công (Groundbreaking Ceremony):
Lễ Khởi công là một một nghi lễ để kính cáo với các vị thần linh, tổ nghề của mỗi đơn vị thi công để cầu mong các Ngài phù hộ, đặc biệt là đối với các công trình khi phải thực hiện nhiều công đoạn liên quan đến đất đai như: làm móng, ép cọc nhà, phá dỡ,… nhằm mong cầu cho mọi công việc của mình diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và không gặp trở ngại nào.
+ Lễ Động thổ
Quan niệm xưa cho rằng, trên mỗi mảnh đất thì đều có một thần Thổ Địa cai quản và bảo vệ. Do đó, công việc xây dựng sẽ gây ra những huyên náo, ồn ào, làm xáo trộn vị trí đất khi phải đào bới, do đó sẽ làm phiền đến thần linh ở nơi này. Vì thế lễ Động thổ được xem như là nghi lễ để xin phép xây dựng công trình dự án trên mảnh đất ấy, mong rằng các vị thần linh thổ địa sẽ phù hộ cho toàn bộ quá trình xây dựng được diễn ra an toàn, thuận lợi và cũng như khi chuyển về nhà mới, con người sẽ được sống vui vẻ, hạnh phúc, an cư lạc nghiệp.
=> Mặc dù khởi công và động thổ là hai buổi lễ có mục đích tổ chức hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên hai sự kiện này có nhiều điểm tương đồng trong quy trình tổ chức nên là thường được tổ chức cùng với nhau.
- Khởi công Tôn tạo di tích văn hóa - lịch sử (Đền, chùa, đình...)
- Khởi công dự án Trung tâm thương mại, bán hàng, dịch vụ
- Khởi công dự án khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp
- Khởi công xây dựng công trình trung tâm giáo dục, trường học
- Khởi công xây dựng dự án tòa nhà cao ốc
- Khởi công xây dựng cầu cống - đường xá
- Khởi công xây dựng nhà máy sản xuất
Lễ Khởi công, Động thổ là một sự kiện quan trọng, chính vì thế cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ để buổi lễ được diễn ra thuận lợi nhất. Do đó, nắm rõ kế hoạch và quy trình tổ chức sẽ giúp buổi lễ Khởi công, Động thổ diễn ra đúng theo trình tự, đồng thời hạn chế được những rủi ro phát sinh không có làm ảnh hưởng xấu cho sự kiện. Quy trình tổ chức lễ Khởi công
- Động thổ bao gồm:
1. Nhận thông tin cơ bản và yêu cầu chi tiết của khách hàng
2. Xây dựng ý tưởng và tư vấn cho sự kiện
3. Báo bảng giá và lên danh sách chi tiêu cho khách hàng
4. Thỏa thuận thống nhất các mục , ký kết hợp đồng và đặt cọc
5. Chuẩn bị nhân sự, trang thiết bị và giấy tờ liên quan
6. Tiếp hành tổ chức lễ Khởi công - Động thổ
7. Kết thúc buổi lễ sự kiện
8. Hoàn thiện bản xác nhận dịch vụ tổ chức sự kiện cho khách hàng
9. Hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng với khách hàng
Để lễ khởi công, Động thổ không bị theo lối mòn và nhàm chán, bạn cần chuẩn bị một kịch bản sự kiện thật chỉnh chu, sáng tạo.
1. Mở đầu chương trình MC sẽ giới thiệu sơ bộ
2. Ca nhạc, biểu diễn văn nghệ chào mừng
3. MC tuyên bố lý do tổ chức lễ Khởi công, Động thổ
4. MC giới thiệu các khách mời, đại biểu tham dự
5. Lãnh đạo doanh nghiệp và các vị đại biểu tiến hành nghi thức chính của lễ khởi công, động thổ
6. MC mời khách và đại biểu tham dự dùng tiệc mừng (nếu có)
7. Tiếp tân tặng quà và tiễn khách ra về (nếu có)
8. Dọn dẹp, vệ sinh địa điểm tổ chức và thu các thiết bị
1. Cách xem ngày
Theo những quan niệm trong thuyết Ngũ Hành, thời gian và địa điểm tổ chức có sự ảnh hưởng rất lớn đến một nghi thức mang tính phong thủy - tâm linh. Do đó, trước khi bắt đầu khởi công, Động thổ thì việc chọn ngày giờ cúng là vô cùng quan trọng.
Mọi người cần lưu ý những ngày tốt như Hoàng đạo, Giải thần, Lộc mã, Sinh khí và tránh những ngày xấu như Hắc đạo, Thổ cấm, Sát chủ, Hùng phụ, Trùng tang. Hãy cân nhắc việc chọn giờ để có thể tiến hành cúng động thổ, khởi công tốt nhất để có thể khởi hành thuận lợi.
2. Cách xem tuổi
Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tổ chức lễ Khởi công - Động thổ. Những người có tuổi vào Hoàng Ốc hoặc Kim Lâu thì không nên làm lễ, thay vào đó phải tiến hành thủ tục mượn tuổi.
3. Thủ tục mượn tuổi
- Người đại diện cần làm giấy chuyển nhượng tượng trưng cho người mượn tuổi và khấn cầu
- Khi bắt đầu động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và tiến hành làm lễ. (Cuốc đất 5 - 7 cái tượng trưng tại hướng đẹp).
- Trong thời gian làm tổ chức lễ Khởi công - Động thổ, mọi người cần nên tránh đi chỗ khác và khi làm lễ xong có thể về để làm các công việc bình thường.
- Khi đổ nóc (làm mái) người được mượn tuổi cũng làm các thủ tục thay gia chủ; và gia đình gia chủ cũng tránh đi nơi khác trong quá trình làm lễ.
- Chủ nhà làm lễ nhập trạch.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức các chương trình sự kiện lớn nhỏ, với đội ngũ nhân sự tươi trẻ, năng động, nhiệt huyết, không ngừng sáng tạo và chuyên nghiệp. Công ty Sự kiện Viets Media sẽ đồng hành cùng bạn để tạo nên những sự kiện tuyệt vời và ý nghĩa.
Tham khảo kênh Youtube và Fanpage
Trong thời đại 4.0 hiện nay, chiến lược Digital Marketing (hay Digital Marketing Strategy) đang ngày càng chiếm ưu thế nhiều hơn so với việc tiếp thị sản phẩm dịch vụ truyền thống khác
Hiện nay, nhu cầu tổ chức sự kiện cho các tổ chức và cá nhân ngày càng tăng cao kéo theo sự gia tăng không ngừng của dịch vụ cho thuê bàn ghế sự kiện.
Ngoài lên ý tưởng nội dung, set up âm thanh ánh sáng, khâu chuẩn bị lắp đặt sàn sân khấu cũng là yếu tố rất quan trọng mang đến thành công của một sự kiện.
Cứ đến hẹn lại lên cứ cuối tháng 10 hàng năm là không khí lễ hội tổ chức Halloween lại rộn ràng khắp các con phố phương Tây. Ở Việt Nam cũng vậy, tuy không phải ngày lễ truyền thống của nước nhà nhưng sự kiện tổ chức Halloween lại đang dần trở thành ngày lễ được giới trẻ Việt nồng nhiệt đón nhận.
Để tổ chức được một bữa tiệc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi sôi động và đáng nhớ, Viets Media gợi ý cho bà mẹ 9 ý tưởng cực độc đáo cho sự kiện quốc tế thiếu nhi và đem lại trải nghiệm thú vị cho các bé trong ngày lễ đặc biệt này.