SEO Onpage là gì? 3 Tuyệt chiêu tối ưu SEO Onpage đỉnh cao 2023

09/06/2023 16:19:02

SEO Onpage là gì? 3 Tuyệt chiêu tối ưu SEO Onpage đỉnh cao 2023

 

SEO Onpage là một trong các phần quan trọng, không thể thiếu khi bạn bắt tay vào làm một dự án SEO.Trang Web Onpage tốt thì trải nghiệm của người dùng sẽ tốt, đồng thời giúp Google Bot đọc nội dung một cách dễ dàng. 

 

 

SEO Onpage là gì

SEO Onpage là gì?

 

 

Bạn đã nắm được bao nhiêu kiến thức về SEO Onpage? Bài viết dưới đây, Viets Media sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc SEO Onpage và chia sẻ cho bạn top 3 tuyệt chiêu giúp tối ưu SEO Onpage đỉnh cao nhất năm 2023. 

 

 

I. SEO Onpage là gì?

 

SEO Onpage là toàn bộ công việc bạn cần làm để có thể tối ưu hóa các yếu tố hiển thị trên trang Web. Nhằm mục đích để nâng cao thứ hạng Website trên thanh công cụ tìm kiếm, đồng thời giúp tăng lượt traffic cho trang và có nhiều cơ hội tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng. 

 

1. Tại sao hiểu được tối ưu SEO Onpage là gì lại quan trọng

 

Để từ khóa lên top trên bảng kết quả tìm kiếm thì chỉ nguyên content thôi là chưa đủ. Bạn cần phải đảm bảo bài viết được tối ưu chuẩn SEO Onpage, kết hợp với các kỹ thuật Offpage khác. 

 

Bên cạnh việc biết SEO Onpage là gì để viết bài chuẩn ngay từ đầu sẽ giúp bạn kiểm soát được nội dung, chất lượng bài viết, qua đó dễ dàng Onpage về sau. 

 

Về cơ bản, bài viết chuẩn SEO cần đáp ứng những tiêu chí về Title, Meta Description, H1, H2, URL... sẽ được đề cập và giải thích chi tiết trong checklist 24 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến SEO Onpage.

 

2. Thời điểm nào tốt nhất để thực hiện SEO Onpage

 

Việc hiểu được cách SEO Onpage là gì là vô cùng quan trọng, do đó bạn phải có sự ưu tiên khi thực hiện công việc này. Nhất là khi việc thực hiện nó là hoàn toàn miễn phí. Cụ thể:

 

+ Bạn phải thiết lập các yếu tố SEO Onpage ngay từ thời điểm vừa mới xây dựng Website. Các yếu tố cần thiết để thiết lập có thể bao gồm cấu trúc website, HTTPS, sitemap và nhiều yếu tố khác

 

+ Những công việc yêu cầu bạn phải thực hiện thường xuyên và liên tục như: viết content SEO, audit content, tối ưu tốc độ tải trang,…

 

+ Bạn vẫn phải thực hiện các công việc SEO Onpage dù đang đứng hạng đầu tiên trên Google để có thể duy trì thứ hạng lâu dài.

 

 

II. Tuyệt chiêu 1: Tối ưu SEO Onpage theo 11 tiêu chuẩn được Google ưu tiên

seo onpage là gì

seo onpage là gì?

 

Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn 11 tiêu chuẩn SEO Onpage được Google ưu tiên. Bạn hãy bỏ túi và vận dụng ngay để trang Web của bạn sớm nhận được sự ưu ái của Google, tạo cơ hội on Top trên công cụ tìm kiếm nhé!

 

1. Tiêu chuẩn về Url bài viết

 

URL được biết đến là một trong các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến SEO Onpage là gì. URL càng ngắn thì khả năng leo lên top càng cao. Vì vậy, một URL chuẩn SEO Onpage tốt cần 3 yếu tố sau: Chứa từ khóa SEO chính (có lượng search nhiều nhất), ngắn gọn nhưng bao hàm toàn bộ ý, liên quan đến nội dung bài viết.

 

2. Tiêu chuẩn về nội dung Title

 

Title ngắn, hấp dẫn và đánh đúng vào trọng tâm người dùng tìm kiếm thì họ sẽ click vào bài. Xét về góc độ công cụ tìm kiếm như Google, việc tối ưu Title sẽ giúp công cụ Crawl dữ liệu nhanh chóng và chuẩn xác hơn, từ đó hiểu được nội dung của bài viết. 

 

Trước đây, Title có thể được đặt bằng một vài từ khóa cũng đủ để tăng cơ hội xếp hạng trang Web của bạn. Nhưng, hiện nay Google đã nắm được các thủ thuật này và dần tiến hành giảm tầm quan trọng của việc chèn các từ khóa chính xác vào trong phần tiêu đề. 

 

3. Tiêu chuẩn về thẻ Meta Description

 

Thẻ Meta Description là một phần quan trọng trong HTML, nó cung cấp một tóm tắt vắn tắt về nội dung của trang hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Thẻ này thường được giới hạn trong khoảng từ 150-170 ký tự (tương đương 920 pixel).

 

4. Tiêu chuẩn về Heading 1 trong SEO Onpage

 

Trong SEO Onpage, Google đánh giá cao tính liên quan. Vì vậy, khi tối ưu thẻ Heading 1, cần đảm bảo tính đa dạng, tạo sự liên quan và hướng tới người dùng một cách tối đa.

 

+ Chứa từ khóa SEO quan trọng và liên quan (có lượng tìm kiếm cao)

 

+ Bao gồm nội dung chính của bài viết

 

+ Chỉ sử dụng một thẻ Heading 1 duy nhất. Nếu sử dụng nhiều thẻ Heading 1, sẽ gây hiểu lầm cho Google và ảnh hưởng đến thứ hạng của bài viết

 

+ Phải khác với tiêu đề (Title) và URL và nên chứa các từ khóa LSI liên quan.

 

5. Tiêu chuẩn về Sub Heading 2-3

 

Ngoài việc tối ưu Heading 1, bạn cần chú trọng tối ưu cả Heading 2-3. Như vậy, Google sẽ hiểu rõ hơn về nội dung xuất hiện trên trang Web của bạn. 

 

Ví dụ, một bài viết về đau lưng trên trang Wikipedia được tổ chức và phân chia rõ ràng., gồm Phân loại, triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị …, nói đến vấn đề nào thì đề cập đến vấn đề đó rất rõ ràng và thuận tiện. 

 

6. Tiêu chuẩn về mục lục bài viết (Table Of Content)

 

Thiết kế mục lục (TOC) mang lại sự khác biệt đáng kể:

 

+ Cải thiện trải nghiệm người dùng

 

+ Khi đọc một cuốn sách, thường chúng ta xem qua mục lục và tiêu đề đầu tiên để nhanh chóng tìm kiếm thông tin cần thiết. Mục lục đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đường và giúp người đọc đến phần mà họ quan tâm.

 

+ Thuật toán Hummingbird và Rankbrain của Google đánh giá cao mục lục (TOC)

 

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng WordPress, có thể sử dụng plugin TOC Plus để tạo mục lục bài viết.

 

7. In đậm và in nghiêng từ khóa trong bài viết

 

Cần in đậm các từ khóa SEO chính trong nội dung bài viết.

 

Đảm bảo mật độ từ khóa chính từ 1-3%, phân bố đều trong các phần mở đầu, tiêu đề H1, H2, nội dung chính và kết luận. Đồng thời, sử dụng từ khóa phụ, từ liên quan và từ đồng nghĩa trong suốt bài viết để tăng tính liên quan giữa các ý, tạo sự thống nhất cho nội dung.

 

Quan trọng nhớ rằng trong quá trình tối ưu SEO, cần luôn ưu tiên tự nhiên, tránh ép buộc và quá tải từ khóa vào bài viết. Phương pháp tốt nhất trong SEO là luôn đặt người dùng lên hàng đầu trong suy nghĩ và cung cấp nội dung chất lượng.

 

8. Tiêu chuẩn về độ dài bài viết và cấu trúc đoạn văn

 

Độ dài của bài viết là một yếu tố mà Google sử dụng để đánh giá sơ bộ tính chất chuyên sâu và hướng tới người dùng của nó.

 

"Thống kê cho thấy rằng một bài viết có khoảng 1890 từ là lý tưởng cho việc tối ưu SEO." Jonah Berger đã chứng minh rằng những bài viết dài hơn 2000 từ thường được chia sẻ nhiều nhất. Điều này bởi vì chúng chứa nội dung sâu sắc hơn, đòi hỏi người đọc dành thời gian lâu hơn để duy trì trên trang web và đọc bài viết đầy đủ.

 

9. Tiêu chuẩn về hình ảnh trong bài viết

 

Nếu chỉ tối ưu Keyword và content thôi thì chưa đủ. Bạn cần chú trọng đến cả việc tối ưu hình ảnh được đăng tải trên trang Website sao cho hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tối ưu chuyên sâu hơn qua việc vận dụng SEO hình ảnh để bài viết lên top trên thanh công cụ tìm kiếm. 

 

Googlebot không thể nhận biết nội dung trong hình ảnh, chỉ có khả năng đọc và hiểu được văn bản. Vì vậy, việc bổ sung văn bản vào hình ảnh sẽ giúp Googlebot nhận biết và hiểu nội dung của nó một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn

 

10. Tiêu chuẩn về khả năng dễ đọc (Readability)

 

Readability đề cập đến khả năng của người đọc trong việc tiếp thu thông tin từ bài viết của bạn.

 

Điều này vô cùng quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng tới 4 yếu tố, gồm: Bounce Rate (tỷ lệ thoát), Dwell on time (thời gian đọc bài viết), Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi), Featured Snippets.

 

III. Tuyệt chiêu 2: Tối ưu SEO Onpage theo 3 tiêu chuẩn nâng cao

 

seo onpage là gì

seo onpage là gì?

 

Nếu bạn thực sự muốn trở thành một SEOer thực thụ thì bên cạnh việc nắm chắc các tiêu chuẩn cơ bản, bạn cần phải nắm thêm một số tiêu chuẩn nâng cao giúp bạn chủ động được trong công việc. Viets Media sẽ chia sẻ cho bạn 3 tiêu chuẩn nâng cao tối ưu SEO Onpage phổ biến:

 

1. Tiêu chuẩn về Content Unique và ý định tìm kiếm (Search Intent)

 

Search Intent hay ý định tìm kiếm chính là mục tiêu cuối cùng của người tìm kiếm đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi, hay thắc mắc của họ bằng các công cụ tìm kiếm, các thuật toán của Google như: Hummingbird, Rankbrain để tìm ra những trang có nội dung phù hợp nhất với cụm từ truy vấn đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng.

 

2. Tiêu chuẩn về Internal và External link

 

External link hay liên kết ngoài được biết đến là các siêu liên kết trỏ đến bất cứ miền nào khác so với tên miền liên kết có tồn tại ở trên. Còn Internal Links hay liên kết nội bộ là các liên kết đi từ một trang Web bất kỳ trên một miền đến một Web khác trên cùng một tên miền và chúng thường được sử dụng trong điều chỉnh hướng. 

 

3. Tiêu chuẩn về dữ liệu có cấu trúc (Schema Markup)

 

Schema Markup hay dữ liệu có cấu trúc là thứ đứng sau các đoạn mã chi tiết và hàng loạt các tính năng SERP khác, mà chúng ta hiện nay đang ngày càng thấy nhiều hơn trên Google. 

 

IV. Tuyệt chiêu 3: Tối ưu SEO Onpage theo 9 tiêu chuẩn kỹ thuật Website

 

Bạn đã biết bao nhiêu tiêu chuẩn kỹ thuật tối ưu SEO Onpage là gì chưa? Dưới đây, Viets Media sẽ giới thiệu tới bạn top 9 tiêu chuẩn kỹ thuật Website thịnh hành nhất. 

 

1. Tiêu chuẩn về Domain

 

Domain chính là địa chỉ của trang Web đang hoạt động trên mạng hay còn được gọi là tên miền. Được kết hợp bởi chữ và số, thêm phần mở rộng ở đuôi như: .com, .net, .edu… từ đó tạo nên một tiền miền phù hợp. Bên cạnh đó, Domain cũng là một cách để nhận diện Website thay cho dãy IP dài và khó nhớ. 

 

2. Tiêu chuẩn về file Robot.txt

 

+ User-agent: Việc khai báo loại Bot của bất kỳ công cụ tìm kiếm nào cũng có thể truy cập, ví dụ: Googlebot

 

+ Disallow: Là khu vực bạn không muốn trình thu thập dữ liệu truy cập và lập chỉ mục.

 

Bạn có thể kiểm tra Robots.txt bằng cách bấm vào SEOquake chọn Diagnosis và tìm kiếm Robots.txt ở phía dưới.

 

3. Tiêu chuẩn về Sitemap

 

Sitemap hay lược đồ Website được tạo ra để giúp các công cụ tìm kiếm có khả năng điều hướng trên Website. Ngoài ra, Sitemap còn có thể là danh sách phân cấp các trang (có liên kết) được sắp xếp theo chủ đề, tài liệu XML cung cấp và hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm cách thu thập thông tin trên website của bạn. Có ba loại sitemap chính, bao gồm: Sitemap XML, Sitemap hình ảnh và Sitemap người dùng.

 

4. Tiêu chuẩn về tốc độ tải trang (Page Speed)

 

Tốc độ tải trang hay Page Speech chính là lượng thời gian cần thiết để bạn tải trang Web đó. Tốc độ tải của trang được xác định dựa trên một số yếu tố khác nhau, gồm: máy chủ của trang web, kích thước tệp và nén hình ảnh.

 

5. Tiêu chuẩn về Mobile Friendly

 

Thực tế cho thấy, càng nhiều người sử dụng điện thoại thông minh để tìm kiếm các thông tin thì Google cũng thay đổi thuật toán tìm kiếm để tìm ra các trang Web phù hợp với thói quen này hơn. Từ đó, mỗi khi Google đưa ra kết quả tìm kiếm trên màn hình điện thoại sẽ phải có thêm một tiêu chí đánh giá nữa đó là Website có phù hợp với việc hiển thị nội dung trên điện thoại thông minh hay không.

 

6. Tiêu chuẩn về Favicon

 

Favicon là biểu tượng của Website. Hiện diện dưới hình dáng là một biểu tượng icon được hiển thị phía góc trên cùng của tab trình duyệt. Mỗi khi người dùng muốn truy cập vào Website của bạn, biểu tượng này sẽ xuất hiện như một logo đại diện cho trang Website.

 

7. Tiêu chuẩn về thẻ Meta Keyword

 

+ Meta Keywords là một loại thẻ trong trang Web. Nó giúp Bot có thể đọc được những từ khóa được khai báo SEO cho trang đích bất kỳ. Người dùng sẽ không thể thấy sự xuất hiện của Meta Keywords hiển thị trên nội dung, bởi nó bị ẩn ở trong các mã nguồn của trang.

 

+ Tháng 9 năm 2009, Google đã chính thức công bố toàn bộ những gì đã đúng trong nhiều năm trước đó: “Google không sử dụng thẻ Meta Keywords trong xếp hạng web.”

 

Lưu ý: Với các công cụ Google thì không còn ý nghĩa. Nhưng, khi Search Engine ở những trình duyệt khác như Bing, Cốc Cốc,… thì vẫn nên khai báo.

 

8. Tiêu chuẩn về thẻ Meta Canonical

 

Meta Canonical là một phần tử có liên kết HTML. Nó giúp bạn chỉ ra bản gốc của một trang Web nào đó. Đây là sáng kiến của Google, Microsoft và Yahoo kết hợp với nhai và hoàn thành vào năm 2009. Với mục đích để ngăn chặn các bài viết có nội dung trùng nhau xuất hiện trên nhiều URL khác nhau trên các nền trên mạng. 

 

9. Tiêu chuẩn về lỗi 404

 

Có nhiều các doanh nghiệp và thương hiệu đã bỏ qua tầm quan trọng của trang lỗi 404. Đây được xem là một trang được yêu cầu hiện không có sẵn. Trang lỗi 404 khá thân thiện với người dùng và hấp dẫn. Trên trực quan có thể chứng minh cho khách hàng thấy được bạn quan tâm tới họ như thế nào và quan tâm tới việc níu giữ họ ở lại trên Website của bạn ra sao. Một số ý nghĩa thực tế của trang 404, gồm:

 

+ Giữ chân người dùng trên trang 

 

+ Giảm tỷ lệ thoát trang

 

+ Tăng thời gian trên trang

 

+ Tăng số trang trên phiên 

 

+ Giúp người dùng tìm kiếm được thông tin người dùng cần

 

V. Top 7 công cụ hỗ trợ SEO Onpage hiệu quả nhất

 

seo onpage là gì

seo onpage là gì?

 

 

Để thực hiện quá trình tối ưu Onpage cho trang Web thì bạn cần phải sử dụng các công cụ để tiến hành việc kiểm tra Onpage. Dưới đây, Viets Media sẽ bật mí top 7 công cụ hiệu quả nhất hỗ trợ SEO Onpage là gì . 

 

1. SEO Quake

 

Seoquake là một công cụ miễn phí. Nó có khả năng hỗ trợ kiểm tra và đưa ra các chẩn đoán về Onpage Website. Giúp đánh giá PageRank, số lượng Index site của bạn với Google, Age Domain, phân tích backlink, External link, Internal link, mật độ từ khoá….

 

2. Yoast SEO

 

Yoast SEO là một plugin có sẵn trong danh sách các công cụ hỗ trợ ở Website code WordPress. Nó giúp bạn tối ưu công việc trả lời câu hỏi SEO Onpage là gì cho trang Web:Tối ưu hóa các từ khóa, từ liên quan, từ đồng nghĩa, hỗ trợ kiểm tra thông tin của sitemap, file robots.txt, .htaccess và liên kết cố định.

 

3. SEM Rush

 

Đây là một công cụ chuyên nghiệp được dùng để kiểm tra Onpage vô cùng chuẩn. Hiện nay, công cụ này được khác nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Nó giúp bạn xác định được điểm yếu của một trang Web , đồng thời hỗ trợ phân tích và so sánh Website của bạn với các đối thủ trong top 10. 

 

Thông qua đó để đưa ra những đề xuất và cách thức để bạn có thể cải thiện tối ưu nhất các yếu tố SEO Onpage là gì , thúc đẩy trang web nhanh tăng hạng trên các công cụ tìm kiếm.

 

4. Screaming Frog

 

Screaming Frog là một ứng dụng có thể cài đặt trên máy tính chạy hệ điều hành Windows, Linux, MAC OS. Nó giúp kiểm bạn tra cấu trúc URL, Title, Meta description trên các trang Website, Heading của 1 trang và kiểm tra External Link.

 

5. Website Auditor

 

Website Auditor là một trong các phần mềm SEO hỗ trợ người dùng tối ưu hóa trang Website giúp cấu trúc của trang, kiểm tra từng trang theo nhiều dạng cấu trúc khác nhau và các nhân tố liên quan đến mã hóa HTML, ra cảnh báo khi phát hiện link hỏng, hỗ trợ kiểm soát các vấn đề về tiêu đề trang…

 

6. Schema pro

 

Schema Pro là một plugin trên nền tảng WordPress cho phép tạo schema tự động. Với các thiết đặt dễ dàng, nó giúp áp dụng Schema vào từng bài viết hoặc trang web một cách tự động.

 

7. Surfer SEO

 

Đây là công cụ hỗ trợ bạn tối ưu về mặt content trên trang Web. Nó là công cụ tích hợp nhiều tính năng giúp người dùng có thể kiểm tra các tiêu chí của content ảnh hưởng như thế nào đến SEO Onpage là gì, ví dụ: độ dài bài viết, tiêu đề, hình ảnh…

 

Sử dụng công cụ này, bạn có thể phát hiện các vấn đề mà content của mình đang gặp phải, qua đó lập kế hoạch SEO để audit và chuẩn hóa lại nó một cách chuẩn nhất. 

 

Surfer SEO là một công cụ có trả phí. Nó có các loại gói, gồm: gói thường: 49,2$/ tháng, gói Pro: 82,5$/ tháng và gói Business 165,8$/ tháng. Surfer SEO có cung cấp phiên bản dùng thử trong 7 ngày nhưng bạn phải trả thêm phí 1$ thì mới sử dụng được.

 

Trên đây là toàn bộ kiến thức về SEO Onpage là gì và các tuyệt chiêu hỗ trợ SEO Onpage vô cùng hiệu quả, được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Viets Media mong rằng, những thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn. 

 

 

Tham khảo kênh Youtube và Fanpage

 

TIN TỨC VÀ KIẾN THỨC MỚI NHẤT

7 DIGITAL MARKETING STRATEGY - LÊN DIGITAL MARKETING PLAN CHO DOANH NGHIỆP

Trong thời đại 4.0 hiện nay, chiến lược Digital Marketing (hay Digital Marketing Strategy) đang ngày càng chiếm ưu thế nhiều hơn so với việc tiếp thị sản phẩm dịch vụ truyền thống khác

CHO THUÊ BÀN GHẾ SỰ KIỆN RẺ, ĐẸP VÀ MẪU MỚI NHẤT TẠI PHÚ THỌ

Hiện nay, nhu cầu tổ chức sự kiện cho các tổ chức và cá nhân ngày càng tăng cao kéo theo sự gia tăng không ngừng của dịch vụ cho thuê bàn ghế sự kiện.

ĐƠN VỊ CHO THUÊ LẮP ĐẶT SÀN SÂN KHẤU ĐA DẠNG CHUYÊN NGHIỆP PHÚ THỌ

Ngoài lên ý tưởng nội dung, set up âm thanh ánh sáng, khâu chuẩn bị lắp đặt sàn sân khấu cũng là yếu tố rất quan trọng mang đến thành công của một sự kiện.

TOP 10 TRÒ CHƠI HAY NHẤT KHI TỔ CHỨC HALLOWEEN TẠI VĂN PHÒNG, CÔNG TY

Cứ đến hẹn lại lên cứ cuối tháng 10 hàng năm là không khí lễ hội tổ chức Halloween lại rộn ràng khắp các con phố phương Tây. Ở Việt Nam cũng vậy, tuy không phải ngày lễ truyền thống của nước nhà nhưng sự kiện tổ chức Halloween lại đang dần trở thành ngày lễ được giới trẻ Việt nồng nhiệt đón nhận.

9 Ý TƯỞNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN QUỐC TẾ THIẾU NHI VUI NHỘN VÀ HẤP DẪN

Để tổ chức được một bữa tiệc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi sôi động và đáng nhớ, Viets Media gợi ý cho bà mẹ 9 ý tưởng cực độc đáo cho sự kiện quốc tế thiếu nhi và đem lại trải nghiệm thú vị cho các bé trong ngày lễ đặc biệt này.

Đăng ký tư vấn

Bài viết liên quan

Thiết kế ấn phẩm truyền thông

Thiết kế ấn phẩm truyền thông

Thiết kế hồ sơ năng lực

Thiết kế hồ sơ năng lực

Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện thương hiệu