Hiện nay, hai cụm từ Digital Marketing và Thương mại điện tử được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Tại sao vậy? Bài viết dưới đây, Viets Media sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời nhé!
Digital Marketing là các hoạt động về quảng bá, xây dựng và giới thiệu thương hiệu, sản phẩm ra thị trường, tiếp cận tới khách hàng qua phương tiện truyền thông trên mạng Internet. Qua đó, nó sẽ kích thích sự tò mò, gây hứng thú của người tiếp nhận thông tin và đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm. Ngành Digital Marketing đang ngày một phát triển, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì những lợi ích và hiệu quả nó đem lại.
Mục đích của Digital Marketing là hướng tới khả năng tăng độ phủ sóng thương hiệu trên thị trường, quảng cáo sản phẩm rộng rãi tới mọi đối tượng khách hàng trong nước và khách hàng ở nước ngoài. Đến khi thương hiệu và sản phẩm đã được nhiều người biết tới, sẽ tạo được độ tin tưởng của khách hàng. Đồng thời giá trị của sản phẩm bán ra và doanh số của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Để đạt được hiệu quả như mong đợi, cần thực hiện theo trình tự chiến lược cụ thể và kế hoạch. Vậy làm gì để xây dựng thành công kế hoạch Digital Marketing? Cần thực hiện đầy đủ 4 bước sau:
Nghiên cứu thị trường mục tiêu
Xây dựng chiến lược hành động
Triển khai thực hiện
Đo lường kết quả và phân tích.
Các công cụ Digital Marketing thường được sử dụng, gồm:
Trang đăng tải các thông tin về dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu để khách hàng ghé xem: Website, Landing page, Blog…
Xây dựng nội dung tiếp thị trực tuyến bằng content
Thực hiện tối ưu Website, tăng hạng trên công cụ tìm kiếm bằng phương pháp SEO
Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, trên Google bằng phương pháp SEM
Online PR
Quảng cáo banner
Social Media Marketing…
Song song với sự phát triển của thời công nghệ 4.0, Digital cũng trở nên thịnh hành và có vai trò quan trọng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo báo cáo mới nhất, có khoảng 50% các doanh nghiệp đã và đang áp dụng Digital Marketing vào trong hoạt động kinh doanh của mình.
Cuối năm 2018, có tới 80% các doanh nghiệp đưa ra quan điểm của mình về quảng cáo truyền thống không còn đạt hiệu quả nữa. Và Digital Marketing là giải pháp tuyệt vời nhất thay thế cho cách quảng cáo truyền thống. Hình thức Digital Marketing giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng cao, đồng thời mở rộng thêm khoảng 30% thị phần so với trước.
Một báo cáo khác giữa Google và IPSOS Hong Kong, doanh số của những doanh nghiệp sử dụng hình thức Digital Marketing đã tăng cao gấp 2,8 lần so với những bên quảng cáo khác.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, quá trình chuyển giao từ quảng cáo truyền thống qua Digital Marketing diễn ra rất nhanh chóng. Hầu hết, các doanh nghiệp vẫn an toàn là sử dụng quảng cáo truyền thông, tuy nhiên lại chưa nhận được hiệu quả như mong đợi. Do đó, Digital Marketing đã xuất hiện để giải quyết vấn đề này.
Digital Marketing khá là đa dạng. Do đó, với mỗi phương thức Marketing sẽ đem lại một hiệu quả khác nhau, nhưng vai trò của Digital Marketing đối với doanh nghiệp nào cũng như nhau:
Mở ra cơ hội cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp
Vai trò đầu tiên của Digital Marketing đối với doanh nghiệp là mở ra cơ hội cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp. Khác với trước đây, không chỉ có các doanh nghiệp lớn hay đa quốc gia có thể ứng dụng Digital Marketing vào hoạt động kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện tại Digital Marketing giữ vai trò hết sức quan trọng. Bởi, nó đem tới hiệu quả tốt trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời làm tăng kết quả kinh doanh giúp doanh số tốt hơn.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp trẻ rất có lợi thế khi quảng bá thương hiệu, cũng như sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trên môi trường trực tuyến. Đặc biệt, lợi thế dễ thấy nhất là khả năng doanh nghiệp kết nối với tệp khách hàng một cách tự động, không cần sử dụng bất kỳ phương thức nghe gọi truyền thống.
Tối ưu ngân sách
Digital Marketing giúp tối ưu ngân sách doanh nghiệp phải tra cho các chiến dịch Marketing so với cách truyền thống.
Theo nội dung báo cáo sớm nhất về các khoản chi tiêu cho hạng mục quảng cáo của Gartner choa thấy: hầu hết các doanh nghiệp đã tiết kiệm được 40% khi sử dụng hoạt động quảng cáo trên Internet.
Trong báo cáo cũng nêu lên khoảng 28% các doanh nghiệp được kiểm tra sẽ chuyển từ chi tiêu theo hình thức thông thường sang hình thức quảng cáo Digital Marketing.
Theo HubSpot, so với những cách tiếp thị khác thì môi trường Online giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong cách tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Hướng mục tiêu chuyển đổi thành khách hàng
Digital Marketing có vai trò vô cùng quan trọng là phủ sóng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng qua các phương tiện kỹ thuật số. Đồng thời, nó hỗ trợ chuyển đổi đối tượng mục tiêu thành người mua hàng.
Bên cạnh đó, Digital Marketing còn giữ vai trò trọng yếu trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, định hướng mục tiêu chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng tiềm năng. Hầu hết, các doanh nghiệp hiện nay chỉ quan tâm tới hiệu quả đo lường tỷ lệ bán hàng, người đăng ký, lượng khách hàng tiềm năng, các cuộc giao dịch…
Nếu bạn không có kết tỷ lệ chuyển đổi thì toàn bộ quá trình đo lường của bạn đều không có ý nghĩa gì, đồng nghĩa với việc quảng cáo của bạn trở nên lãng phí.
Đảm bảo doanh số
Digital Marketing không chỉ giúp các chuyển đổi tốt hơn, mà nó còn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh số của doanh nghiệp.
Khi đã nhắm được mục tiêu cụ thể, tệp khách hàng tiềm năng, chuyển đổi và doanh số… Đây chính là điều mà bất cứ doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng lựa chọn sử dụng hệ thống Digital Marketing. Nó đem lại lợi ích trong việc nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp lên gấp 3,3 lần.
Việc tiếp thị qua môi trường online là cơ hội mở ra cánh cửa, góp phần giúp doanh nghiệp tiếp cận mục tiêu hiệu quả hơn trong lĩnh vực kinh doanh.
Hướng đến đối tượng sử dụng Internet
Với sự phát không ngừng của các nhãn hàng điện thoại thông minh, thì tiếp thị qua điện thoại là hình thức thuận tiện và thông dụng nhất, phục vụ cho quá trình phân tán dữ liệu và thông tin tới người sử dụng.
Ở thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, mọi người có thể không có máy tính những điện thoại di động ai cũng phải sở hữu ít nhất là một chiếc. Chính vì vậy, để không gián các tuyến liên lạc và đường truyền tải thông tin, các bên đã không ngừng cải thiện, nâng cấp giao diện cùng tốc độ.
Theo một báo cáo của E-Marketer, có tới 80% người dùng mua sắm qua điện thoại di động so với sử dụng PC và máy tính. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mua hàng hàng thông qua điện thoại di động nhận được sự quan tâm vô cùng lớn.
Triển vọng nâng cao hiệu quả kinh doanh
Nếu sử dụng chiến lược Digital Marketing một cách hiệu quả thì sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng. Bên cạnh đó, nó còn đem tới cơ hội là kêu gọi hành động mua hàng của người dùng ngay tức thì. Có rất nhiều chiến lược giúp bạn có thể chuyển từ kêu gọi khách hàng đến hành động mua hàng.
Hành động kêu gọi mua hàng sẽ cho bạn biết được được khách hàng họ thường làm gì khi vào trang Web của bạn. Ở trong đó họ có thể dạo một vòng để đọc các bài blog, hay tải xuống bất cứ cái gì đó hoặc đăng ký hoặc có thể mua hàng.
Sử dụng Digital Marketing, bạn sẽ được cung cấp tất tần tật các giải pháp. Từ đó, bạn có thể lựa chọn ra những giải pháp riêng để doanh nghiệp mình tiếp cận, đồng thời khiến cho khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của bạn.
Có thể hiểu đơn giản thương mại điện tử là một ngành học thuộc khối ngành kinh tế, trong đó bao gồm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trên các nền tảng ứng dụng số theo quy trình thực hiện kinh doanh trên mạng.
Các hình thức thương mại điện tử đều được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện, Internet, mạng viễn thông, được thiết kế giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh hơn và hiệu quả cao hơn.
Thương mại điện tử là ngành có phạm vi tương đối rộng và phát triển theo thời đại. Nó đã dần thay đổi cách kinh doanh của các doanh nghiệp, cùng người tiêu dùng.
Thương mại điện tử có ba loại hình chính, gồm:
Doanh nghiệp với doanh nghiệp: Hoạt động trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp lấy sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp với người tiêu dùng: Hoạt động bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cho người dùng.
Người tiêu dùng với người tiêu dùng: Hành động trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ của người tiêu dùng này lấy sản phẩm hoặc dịch vụ của người tiêu dùng khác.
Một số lợi ích của thương mại điện tử đối với:
Người mua hàng
Khả năng tiếp cận: Bạn có thể truy cập 24/7 vào trang của doanh nghiệp để xem sản phẩm dù bạn ở bất kỳ đâu.
Sự lựa chọn: Bạn có thể dễ dàng tiếp cận với rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau, thỏa sức lựa chọn.
Sự tiện lợi: Bạn có thể nghiên cứu sản phẩm mọi lúc, mọi nơi.
Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp: Thương mại điện tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ có cơ hội xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình đến tệp khách hàng tiềm năng và các đối tác.
Bên cạnh đó, hình thức này góp phần giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm được ngân sách
Thương mại điện tử tạo thuận lợi cho quá trình giao dịch giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Nếu không nắm rõ kiến thức về Digital Marketing và Thương mại điện tử thì rất dễ nhầm lẫn chúng với nhau. Thực ra, giữa Digital Marketing và Thương mại điện tử lại có sự khác nhau. Nhưng, chúng lại có sự móc nối chặt chẽ với nhau. Thương mại điện tử là một hoạt động kinh doanh trên mạng, trong khi tiếp thị kỹ thuật số là hoạt động tiếp cận đối tượng khách hàng qua mạng.
Một vài điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Thương mại điện tử, bao gồm:
Digital Marketing
Là một hoạt động Marketing
Digital Marketing bao gồm tất cả những hoạt động để đáp ứng và phục vụ nhu cầu của khách hàng
Nhạy bén với tin tức, những điều mới lạ của đời sống con người.
Thương mại điện tử
Tập trung vào hoạt động kinh doanh, buôn bán, trao đổi, vận chuyển… trên Internet
Đòi hỏi phải có hiểu biết sâu về công nghệ thông tin
Đặt ra nhiều thách thức nên cần những người luôn sẵn sàng đối mặt và kiên trì.
Như vậy, dù là Digital Marketing hay Thương mại điện tử thì cũng đều có những ưu - nhược điểm riêng. Do đó, việc lựa chọn một trong hai hoặc cả hai để ứng dụng cho doanh nghiệp mình thì cần nghiên cứu và có lựa chọn phù hợp. Hi vọng với những thông tin trên, Viets Media đã giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về Digital Marketing và Thương mại điện tử.
Cách chạy quảng cáo Facebook hiệu quả nhất: Tối ưu hóa ảnh, quảng cáo bài viết, ưu tiên bài nhiều tương tác, chia nhỏ chiến dịch, chú ý thời gian
Bài viết này sẽ nói lên góc nhìn của chuyên gia về vấn đề: "Bán hàng online có nên chạy quảng cáo không?" và những lời khuyên bổ ích ...
Việc chuẩn bị một mẫu bài viết quảng cáo hấp dẫn được xem nhẹ bởi nhiều người, tuy nhiên đây là một sai lầm lớn. Vì nếu bạn có một mẫu bài viết quảng cáo sáng tạo và ấn tượng, nó có thể đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho chiến dịch quảng cáo của bạn.
Hiện nay, đi đôi với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, các hình thức quảng cáo trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Quảng cáo trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, giúp đưa sản phẩm của họ đến gần hơn với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp và cửa hàng chưa biết cách sử dụng quảng cáo trực tuyến để đạt hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, Team building đã trở thành một hoạt động không còn xa lạ với các tổ chức và doanh nghiệp. Đây là một trong những hoạt động phổ biến nhằm kết nối và thắt chặt tình cảm giữa các thành viên trong tổ chức, đồng thời cũng là cơ hội để họ học hỏi và phát triển các kỹ năng mềm trong cuộc sống. Với những giá trị to lớn mà nó mang lại cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp, Team building không chỉ đơn thuần là một cầu nối mà còn là một hoạt động đầy ý nghĩa.